Khám và điều trị bệnh sản phụ khoa

Khám và điều trị bệnh sản phụ khoa

2020-08-01 08:31:41 1036

KHI NÀO NÊN KHÁM PHỤ KHOA?

Càng trưởng thành, càng gần đến tuổi lập gia đình phụ nữ càng quan tâm hơn đến sức khỏe sinh sản của mình. Do đó việc đi khám phụ khoa được coi là việc làm thường xuyên, cần thiết, phổ biến với phụ nữ. Ngoài việc khám sức khỏe phụ khoa định kỳ 6 tháng 1 lần, khám trước khi mang thai hoặc sinh con thì khi có dấu hiệu bất thường nữ giới cũng cần nhanh chóng tìm phòng khám phụ khoa để có thể đi khám.

Một số dấu hiệu bệnh phụ khoa bạn không nên bỏ qua:

  • Bất thường về khí hư: Khí hư bình thường có màu trắng trong, hơi dai như lòng trắng trứng gà. Khi nhiễm vi khuẩn, nấm, khí hư sẽ có sự thay đổi sang màu vàng, xanh, nâu, có mùi hôi và đặc dính lại, có thể lợn cợn như bã đậu.

  • Bất thường về chu kỳ kinh nguyệt: Chu kỳ kinh nguyệt bất thường ảnh hưởng đến việc rụng trứng, thụ thai. Do đó khi thấy kinh nguyệt đến muộn, đến sớm hoặc vô kinh, nữ giới nên sớm đi khám.

  • Đau bụng dưới: Đau bụng dưới âm ỉ là dấu hiệu của bệnh phụ khoa như viêm vùng chậu, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm buồng trứng hoặc ống dẫn trứng,...

  • Chảy máu âm đạo: Chảy máu âm đạo bất thường là dấu hiệu tổn thương ở cơ quan sinh dục nữ như cổ tử cung, u xơ tử cung,....

  • Đau rát khi quan hệ: Nữ giới thấy âm đạo khô khi quan hệ, đau rát và có thể bị chảy máu, ít cảm thấy khoái cảm là dấu hiệu mất cân bằng nội tiết trong cơ thể.

Nhiều nữ giới có dấu hiệu bất thường ở vùng kín nhưng thường có suy nghĩ chủ quan nên không kịp thời đi khám. Bác sĩ lưu ý rằng bệnh phụ khoa phát triển nhanh, dễ lây lan sang bộ phận khác nếu để lâu sẽ khó điều trị và chi phí tốn kém hơn.

KHÁM PHỤ KHOA CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GÌ?

Khi đi khám phụ khoa, nữ giới sẽ trải qua các bước như:

  • Bác sĩ hỏi về dấu hiệu gặp phải, thông tin bệnh sử.
  • Khám lâm sàng bộ phận sinh dục ngoài và trong.
  • Thực hiện xét nghiệm, siêu âm, soi tươi khí hư,...
  • Bác sĩ thông báo kết quả, tư vấn điều trị và tiến hành điều trị.

Để quy trình khám chữa bệnh được thuận tiện, nhanh chóng và chính xác, nữ giới nên lưu ý một số vấn đề như:

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng kín bằng nước sạch. Không nên sử dụng dung dịch vệ sinh để tránh ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

  • Kiêng quan hệ tình dục từ 1- 2 ngày trước khi đi khám.

  • Uống nhiều nước trước khi đi khám để thuận tiện cho việc xét nghiệm nước tiểu, siêu âm sẽ cho kết quả rõ ràng hơn.

  • Không nên khám khi đang hành kinh. Nên khám phụ khoa sau khi sạch kinh khoảng 2 ngày.

  • Chị em nên thông báo với bác sĩ tình trạng hiện tại và tên các loại thuốc đang sử dụng để bác sĩ có phương án phù hợp.

  • Mặc trang phục rộng rãi, thoải mái khi đi khám để quá trình khám được thuận tiện.

  • Mang những giấy tờ cần thiết để làm thủ tục, chị em nên mang chi phí dư giả để không bị gián đoạn trong quá trình khám chữa.

Việc khám phụ khoa khá đơn giản và rất bình thường đối với nữ giới hiện nay, do đó chị em khi đi khám không cần quá lo lắng. Nếu đã đặt lịch, bạn nên đến trước khoảng 5-10 phút để có thể hỏi y tá những vấn đề còn thắc mắc.

  • Xét nghiệm khí hư
  • Kiểm tra nấm
  • Soi âm đạo phát hiện viêm nhiễm
  • Kiểm tra phát hiện thai sớm (máu, nước tiểu)
  • Test HPV gây ung thư CTC, sùi mào gà
  • Kiểm tra đường huyết
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Khám lâm sàng
  • Kiểm tra cầu khuẩn lậu

 CHI PHÍ KHÁM PHỤ KHOA BAO NHIÊU TIỀN?

Chi phí khám phụ khoa bao nhiêu tiền là một trong những vấn đề được quan tâm nhất ở chị em phụ nữ. Chi phí khám chữa phụ khoa ở mỗi địa chỉ thường có chi phí khác nhau, có thể dao động từ 200 ngàn đến 1 triệu đồng.

 

Bình luận:

0886588393